All Categories

Tại Trung Quốc có các thuyết sau về nguồn gốc của họ Lê (黎) tại quốc gia này:

Triều đại phong kiến

Hậu phi

Quân sự

Quan lại phong kiến

Chính trị

Văn học

Khoa học

 

Nhà bác học Lê Quý Đôn

 

Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác

Nghệ thuật

  • Lê Công Tuấn Anh, diễn viên điện ảnh Việt Nam
  • Lê Cung Bắc, diễn viên, đạo diễn, Nghệ sĩ ưu tú
  • Lê DungNghệ sĩ nhân dân
  • Quang Linh (Lê Quang Linh), ca sĩ dòng dân ca Việt Nam
  • Lê Khánh, tên thật là Lê Kim Khánh, nữ diễn viên Việt Nam
  • Ngân Khánh, tên thật là Lê Ngân Khánh, nữ diễn viên, ca sĩ nhạc trẻ Việt Nam
  • Minh Hằng, tên thật là Lê Ngọc Minh Hằng,nữ diễn viên, ca sĩ nhạc trẻ Việt Nam
  • Tấn Beo, tên thật là Lê Tấn Danh, nam diễn viên hài Việt Nam
  • Mạc Can, tên thật là Lê Trung Can, nam diễn viên Việt Nam
  • Như Quỳnh, tên thật là Lê Lâm Quỳnh Như, ca sĩ hải ngoại, gốc Quảng Trị
  • Hồng Nhung, ca sĩ Việt Nam
  • Tăng Nhật Tuệ, tên thật là Lê Duy Linh, nam diễn viên, nhạc sĩ Việt Nam
  • Ngô Kiến Huy, tên thật là Lê Thành Dương, nam ca sĩ, MC, diễn viên Việt Nam
  • Lê Thị Hà Thu, người mẫu, ca sĩ, Á hậu 1 Hoa hậu Đại dương 2014, đại diện Việt Nam dự thi Hoa hậu Liên lục địa 2015 và Hoa hậu Trái Đất 2017
  • Lê Âu Ngân Anh, giảng viên, Hoa hậu Đại dương 2017, Á hậu 4 Hoa hậu Liên lục địa 2018
  • Quang Lê, tên thật là Lê Hữu Nghị, ca sĩ nhạc trữ tình quê hương
  • Lâm Vỹ Dạ, tên thật là Lê Thị Vỹ Dạ, diễn viên hài kịch
  • Lê Huỳnh Thúy Ngân, diễn viên truyền hình, người mẫu, Á hoàng 1 Nữ hoàng trang sức Việt Nam 2009, đại diện Việt Nam dự thi Nữ hoàng Du lịch Quốc tế 2011
  • Lê Thị Kiều Nhi, đạo diễn, nhà sản xuất phim
  • Erik, tên thật là Lê Trung Thành, ca sĩ Việt Nam

Thể thao

Giáo dục

Tôn giáo

Kinh doanh

Lê Thanh Thản chủ tịch tập đoàn Mường Thanh

NGUỒN DƯ KHẢO

GIA PHẢ HỌ LÊ
Họ Lê là một họ của người Việt Nam, Trung Quốc. Họ Lê phổ biến ở miền Nam Trung Quốc(Quảng Đông, Hồng Kong). Tuy nhiên âm hán Việt của họ này chỉ có một cách đọc là Lê nhưng trong các ngôn ngữ phương Tây, họ Lê có thể bị nhầm lẫn với họ Lý
1. Nguồn gốc gia phả họ Lê
Họ Lê Việt Nam là 1 họ lớn và lâu đời.
Một nhánh lớn của họ Lê có xuất phát từ họ Phí: Bùi Mộc Đạc là một danh thần đời nhà Trần, vốn tên thật là Phí Mộc Lạc nhưng vì vua Trần Nhân Tông cho là Mộc Lạc là tên xấu, mang điềm chẳng lành (Mộc Lạc trong tiếng Hán nghĩa là cây đổ, cây rụng) nên vua đổi tên Phí Mộc Lạc thành Bùi Mộc Đạc với nghĩa Mộc Đạc là cái mõ đánh vang. Trong quá trình làm quan, Bùi Mộc Đạc được ghi nhận làm việc hết sức tận tụy, công minh, đem lại nhiều điều lợi cho nhân dân, hiến nhiều kế hay cho triều đình, nổi tiếng trong giới nho học, sách Đại Việt sử ký toàn thư ghi nhận “Sau này, người họ Phí trong cả nước hâm mộ danh tiếng của Mộc Đạc, nhiều người đổi làm họ Bùi”. Đến nay giữa họ Bùi và họ Phí thường có quan hệ hữu hảo tốt đẹp với nhau là vì thế. Chắt nội Bùi Mộc Đạc là Bùi Quốc Hưng là người tham gia hội thề Lũng Nhai và cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Sau khi Lê Lợi lên ngôi, phong ông là Nhập nội Thiếu úy, tước Hương thượng hầu, sau thăng Nhập nội Tư đồ, được vua ban Quốc tính họ Lê, nên đổi là Lê Quốc Hưng. Hậu duệ của ông nay sinh sống khắp từ Nam chí Bắc
Một vài ý kiến khác
AN DƯƠNG VƯƠNG THỤC PHÁN LÀ ÔNG TỔ HỌ LÊ
Theo sách Lễ hội và Danh nhân Lịch sử Việt Nam của tác giả Hà Tùng Tiến (nhà xuất bản Văn hóa Thông tin Hà Nội 1997)
Kể từ lúc Hồng Bàng dựng nước, truyền 108 vị vua kể cả Phù Đổng, Tản Viên và 18 vị vua Hùng, đến đời Hùng Vương thứ 18 là Hùng Duệ Vương tên húy là Duệ Lang (Huệ Lang) hạ sinh 22 Hoàng nam, 24 Hoàng nữ, thời kỳ đầu rất thông minh chính trực, nhưng từ khi lấy một người họ Lê là cô ruột của Thục Phán, Hùng Huệ Vương lại đam mê tửu sắc, bị Thục Vương và Cao Lỗ lừa phục rượu, để cô của Thục Phán sai giết hết tất cả con trai, con gái, dâu rể.
Cơ đồ nhà Hùng đang văn minh rực rỡ bỗng chốc rơi vào tay Thục Phán, năm 258 trước Công Nguyên Thục Phán lên ngôi xưng là AN DƯƠNG VƯƠNG, bỏ quốc hiệu Văn Lang đổi tên nước là Âu Lạc, đóng đô ở Đông Kinh, xây thành Cổ Loa. Thục Phán mất năm 179 trước Công nguyên, làm vua được 30 năm.
Thục Phán An Dương Vương là người dòng họ Lê ở Mỹ Đức, con cháu dòng Lê đại tộc bắt nguồn từ đây, trải qua 2.230 năm hình thành và phát triển đất nước, từ năm 258 BC đến nay dòng họ Lê đã cống hiến không biết bao nhiêu xương máu cho Tổ quốc, nổi bật là hai Triều đại Tiền Lê và Hậu Lê. Đó là niềm tự hào cho tất cả những ai được mang dòng máu họ Lê, Để nhớ mãi: Cội nguồn của chúng ta THỤC PHÁN AN DƯƠNG VƯƠNG là ông Tổ của dòng LÊ ĐẠI TỘC.
LÊ ĐẠI HÀNH
Lê Hoàn sinh năm Tân Sửu 941 ở Ái Châu Thanh Hoá, dưới triều Đinh Tiên Hoàng ông giữ chức Thập Đạo Tướng quân, tháng 7 năm Canh Thìn 980 được Triều thần tôn lên ngôi thay cho Đinh Tòan còn quá nhỏ tuổi, lập nên Triều đại Tiền Lê, nhà vua mất tháng 3 năm Ất Tỵ 1005, ở ngôi 25 năm, triều Tiền Lê tồn tại 29 năm truyền qua ba đời vua.
LÊ THÁI TỔ
Lê Lợi là hậu duệ của vua Lê Đại Hành, sinh vào giờ tý ngày mồng 6 thàng 8 năm Ất Sửu (10-9-1385) tại quê mẹ làng Chủ Sơn (Thủy Chú) huyện Lôi Dương, tỉnh Thanh Hóa, ngài là con trai út của Hào trưởng Lê Khóan, người làng Lam Sơn, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa
2. Một số dòng họ của gia phả họ Lê
Họ Lê Đột – Phong Mỹ -Xuân Tân -Thọ Xuân -Thanh Hóa (Tổ họ của 2 triều Tiền Lê và Hậu Lê)
Dòng tộc Lê Đột là một dòng họ lớn của nước ta. Dòng họ đã có mặt rất sớm trên đất nước Đại Việt (cách ngày nay trên ngàn năm).Dòng họ đã sinh ra nhà vua Lê Hoàn lập nên triều Tiền Lê và nhà vua Lê Lợi lập nên triều Hậu Lê. Đó là các triều đại nổi tiếng trong lịch sử nước ta.
Nhánh Lê Hoàn
Nhánh này lập nên nhà Tiền Lê kéo dài 29 năm (980-1009). Nhà vua Lê Hoàn có 11 hoàng tử và một con nuôi đều được phong vương trấn trị ở Phù Đái (Hải Phòng), Phong Châu (Phú Thọ), Phù Lan – Đằng Châu – Mạc Liên (Hưng Yên), Ngũ huyện gia – Cổ Lãm (Bắc Ninh), Đỗ Động (Hà Tây cũ), Vũ Lũng (Thanh Hóa), Diễn Châu (Nghệ An). Do tranh dành quyền lực nội bộ, để tránh bị hại nhiều hoàng tử và gia đình bỏ trốn chạy không để lại dấu vết. Hiện nay chỉ mới sâu chuỗi được Lê Tần (xuất hiện đời Nhà Trần) và nhánh Lê Long Việt gồm các chi: Lê Bá Anh, Lê Danh. Lê Bá Em, Lê Đắc (và 2 chi thất truyền) cư ngụ tại thôn Phương La Đông (Xá Đông) xã Tam Giang huyện Yên Phong tỉnh Bắc Ninh.
Nhánh Lê ở Phong Mỹ
Thủa ban đầu dòng họ Lê (Lê Luyến rồi Lê Đức) có hai đến ba chi, quây quần bên nhau ở khu Ngõ Thượng, thôn Phong Mỹ (đó là gò đất cao nhất làng có độ cao so với mặt biển là 10m, không bị ngập lụt do sông Cầu Chày gây ra hằng năm). Sau này dòng họ phát triển thành năm chi ở thôn Phong Mỹ, gồm các chi: Lê Hữu, Lê Bá, Lê Đình, Lê Văn, Lê Viết và một chi “họ Đồng chiêm” ở Đồng Văn (Đông Sơn Thanh Hóa).
Nhánh Lê Lợi
Nhánh này lập nên nhà Hậu Lê kéo dài 356 năm (từ 1428 đến 1788). Từ 3 chi ở Lam Sơn (Thọ Xuân Thanh Hóa). Cuối thời Hậu Lê phát triển liên tiếp 30 đời (143 gia đình) phân bổ từ ngoài Bắc vào đến miền Trung (Quảng Nam).
Họ Lê thôn Phương La Đông (Xà Đông), Tam giang, Yên Phong, Bắc Ninh, hậu duệ của Hoàng Đế Lê Trung Tông. Hậu duệ của Hoàng đế Lê Trung Tông trốn chạy về Ngã Ba Xà cách đây đã hơn 1000 năm.
Triều đại phong kiến
Vua nhà Tiền Lê: Lê Đại Hành, Lê Trung Tông, Lê Long Đĩnh.
Vua nhà Lê sơ: Lê Thái Tổ, Lê Thái Tông, Lê Nhân Tông, Lê Nghi Dân, Lê Thánh Tông, Lê Hiến Tông, Lê Túc Tông, Lê Uy Mục, Lê Tương Dực, Lê Quang Trị, Lê Chiêu Tông (Lê Bảng, Lê Do), Lê Cung Hoàng.
Vua nhà Lê Trung hưng: Lê Trang Tông, Lê Trung Tông, Lê Anh Tông, Lê Thế Tông, Lê Kính Tông, Lê Thần Tông, Lê Chân Tông, Lê Huyền Tông, Lê Gia Tông, Lê Hy Tông, Lê Dụ Tông, Lê Duy Phường, Lê Thuần Tông, Lê Ý Tông, Lê Hiển Tông, Lê Chiêu Thống.
Các hoàng thân nổi bật:
Lê Tư Tề, tước Quốc Vương, Thái tử thời Lê Thái Tổ.
Lê Khắc Xương, tước Cung Vương, hoàng tử thứ ba của Lê Thái Tông.
Lê Tân, tước Kiến Vương, nhà thơ.
Lê Tranh, tước Phúc Vương, nhà thơ.
Lê Duy Mật, lãnh tụ khởi nghĩa chống Trịnh.
Lê Duy Vĩ, Thái tử thời Lê Hiển Tông.
Lê Duy Cận, Giám quốc thời Lê Chiêu Thống.
Lê Duy Chỉ, hoàng thân chống Tây Sơn.
Hậu phi
Lê Thị Phất Ngân, Hoàng hậu, Thái hậu nhà Lý, vợ Lý Thái Tổ và mẹ Lý Thái Tông.
Nguyên phi Ỷ Lan (tên thật là Lê Thị Yến), vợ vua Lý Thánh Tông, mẹ vua Lý Nhân Tông.
Linh Chiếu Thái hậu, hoàng thái hậu nhà Lý, vợ Lý Anh Tông, mẹ đẻ của Lý Cao Tông.
Lê Ngọc Hân, Công chúa, con vua Lê Hiển Tông, hoàng hậu của vua Quang Trung.
Lê Ngọc Bình, công chúa của vua Lê Hiển Tông, hoàng hậu của vua Cảnh Thịnh, sau làm vợ vua Gia Long.
Phi Ánh (Lê Thị Phi Ánh), vợ của vua Bảo Đại.
Quân sự
Lê Chân, nữ tướng thời Hai Bà Trưng, người có công khai khẩn lập nên vùng đất đời sau phát triển thành thành phố Hải Phòng ngày nay.
Lê Phụng Hiểu, tướng thời nhà Lý.
Lê Thạch, công thần khởi nghĩa Lam Sơn, cháu gọi Lê Lợi bằng chú.
Lê Lai, tướng của Lê Lợi, có công liều mình cứu Lê Lợi.
Lê Lộng, khai quốc công thần nhà Hậu Lê
Lê Văn Linh, khai quốc công thần nhà Hậu Lê
Lê Văn Long, võ tướng nhà Tây Sơn.
Lê Văn Duyệt, công thần thời nhà Nguyễn
Lê Văn Khôi, thủ lĩnh cuộc nổi dậy chống lại nhà Nguyễn ở thành Phiên An.
Lê Văn Dũng, Đại tướng, Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam.
Lê Trọng Tấn, Đại tướng, Tổng tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam.
Lê Văn Thịnh: Thủ khoa đầu tiên trong lịch sử thi cử Việt Nam
Lê Ích Mộc, Trạng nguyên Việt Nam
Lê Nại, Trạng nguyên Việt Nam
Lê Quýnh, trung thần thời Lê Mạt
Chính trị
Lê Hồng Phong, Tổng bí thư thứ hai của Đảng Cộng sản Đông Dương.
Lý Tự Trọng, tên thật là Lê Văn Trọng, chiến sĩ cộng sản nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam.
Lê Duẩn, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam.
Lê Đức Anh, Đại tướng, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
Lê Khả Phiêu, Tổng Bí thư Đảng cộng sản Việt Nam.
Lê Hồng Anh, Đại tướng, Bộ trưởng Bộ Công an Việt Nam, Thường trực Ban Bí thư.
Lê Doãn Hợp, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam.
Lê Phước Thọ, Ủy viên Bộ Chính trị khoá VII.
Lê Minh Hoàng, Đại biểu Quốc hội Việt Nam, Giám đốc Công ty Điện lực Thành phố Hồ Chí Minh; bị cáo trong Vụ điện kế điện tử năm 2009.
Lê Minh Hương, Thượng tướng, Bộ trưởng Bộ Công an Việt Nam, Ủy viên Bộ Chính trị khóa VIII, IX.
Lê Huy Ngọ, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
Lê Xuân Tùng, Bí thư Thành ủy Hà Nội, Ủy viên Bộ Chính trị khoá VIII.
Lê Đức Thúy, Tiến sĩ, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Lê Thanh Hải, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh.
Lê Vĩnh Tân, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân tỉnh Đồng Tháp, Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương, Bộ trưởng Bộ Nội vụ.
Lê Minh Hoan, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp.
Lê Văn Hiếu, người Úc gốc Việt, Toàn quyền Tiểu bang Nam Úc.
Lê Hải Bình, Vụ trưởng Vụ Thông tin báo chí, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam.
Văn học
Lê Nam, nhà văn gốc Việt
Lê Trí Viễn, Giáo sư, Nhà giáo Nhân dân
Khoa học
Lê Văn Hưu, nhà sử học đời nhà Trần, tác giả bộ Đại Việt sử ký nay không còn nhưng được sử gia Ngô Sĩ Liên đã dựa vào để soạn bộ Đại Việt sử ký toàn thư.
Lê Hữu Trác, tức Hải Thượng Lãn Ông, danh y Việt Nam
Lê Quý Đôn, nhà bác học thời Lê-Trịnh.
Lê Văn Thiêm: nhà toán học Việt Nam.
Lê Thế Trung, Thiếu tướng Quân đội nhân dân Việt Nam, GS.TSKH, Thầy thuốc nhân dân, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Giám đốc Học viện Quân y, Giám đốc sáng lập Viện Bỏng Quốc gia.
Lê Khả Kế, nhà Từ điển học Việt Nam.
Lê Văn Lan, Giáo sư sử học.
Lê Bá Khánh Trình, nhà toán học Việt Nam.
Nghệ thuật
Lê Công Tuấn Anh, diễn viên điện ảnh Việt Nam.
Lê Cung Bắc, diễn viên, đạo diễn, Nghệ sĩ ưu tú
Lê Dung, Nghệ sĩ nhân dân
Quang Linh (Lê Quang Linh), ca sĩ dòng dân ca Việt Nam.
Miu Lê, tên thật là Lê Ánh Nhật, nữ ca sĩ nhạc trẻ Việt Nam
Lê Khánh, tên thật là Lê Kim Khánh, nữ diễn viên Việt Nam
Ngân Khánh, tên thật là Lê Ngân Khánh, nữ diễn viên, ca sĩ nhạc trẻ Việt Nam
Minh Hằng, tên thật là Lê Ngọc Minh Hằng,nữ diễn viên, ca sĩ nhạc trẻ Việt Nam
Tấn Beo, tên thật là Lê Tấn Danh, nam diễn viên hài Việt Nam
Mạc Can, tên thật là Lê Trung Can, nam diễn viên Việt Nam
Như Quỳnh, tên thật là Lê Lâm Quỳnh Như, ca sĩ hải ngoại, gốc Quảng Trị.
Hồng Nhung, ca sĩ Việt Nam
Tăng Nhật Tuệ, tên thật là Lê Duy Linh, nam diễn viên, nhạc sĩ Việt Nam
Vân Quang Long, tên thật là Lê Quang Hiển, nam ca sĩ nhạc trẻ Việt Nam
Quang Lê, tên thật là Lê Hữu Nghị, nam ca sĩ dân ca tại hải ngoại
Lê Kinh Tài – Hoạ sĩ
Ngô Kiến Huy, tên thật Lê Thành Dương là một nam ca sĩ nhạc trẻ, diễn viên và MC.
Thể thao
Lê Tự Quốc Thắng, HCV IMO lần thứ 23/1982, Giáo sư tại Viện Công nghệ Georgia, Hoa Kỳ.
Lê Hùng Việt Bảo, 2 HCV IMO các năm 2003-2004.
Lê Huỳnh Đức, huấn luyện viên bóng đá, cựu danh thủ bóng đá Việt Nam
Lê Công Vinh, cầu thủ bóng đá Việt Nam.
Lê Thụy Hải, huấn luyện viên bóng đá.
Lê Quang Liêm, kỳ thủ cờ vua có hệ số elo cao nhất Việt Nam
Cung Lê, võ sĩ gốc Việt ở Hoa Kỳ
3. Một số doanh nhân họ Lê nổi tiếng hiện nay
Lê Hùng Dũng đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) từ năm 2010 đến nay. Hiện ông cũng kiêm giữ chức Chủ tịch Liên đoàn Bóng đá Việt Nam.
Thượng tướng Lê Hữu Đức (58 tuổi) là 1 trong 7 thứ trưởng đương nhiệm của Bộ Quốc Phòng.
Lê Phước Vũ từng là một trong những doanh nhân kiếm tiền nhiều nhất sàn chứng khoán nhờ việc giá cổ phiếu HSG liên tục tăng. Đến ngày 31/12/2013, trị giá tài sản chứng khoán của ông tại Tập đoàn Hoa Sen là hơn 1.770 tỷ đồng và là một trong 10 người giàu nhất sàn chứng khoán thời điểm bấy giờ. Sau sự kiện 2 lần đưa Nick Vujicic đến Việt Nam, thương hiệu Tôn Hoa Sen của ông Vũ được nhiều người trong khu vực và thế giới biết đến.
Đại gia Lê Ân là Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH MTV Lê Hoàng và làm chủ Khu Du lịch (KDL) Chí Linh tại phường 10, TP Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

Shopping cart

Nhập thông tin để tải sách Miễn Phí

Quý phụ huynh vui lòng điền đầy đủ thông tin để tải sách 

Bạn đã đăng ký thành Công.

ĐĂNG KÝ ĐỂ NHẬN KHUYẾN MÃI

Điền đây đủ thông tin để nhận khuyến mãi thường xuyên

Cảm ơm bạn đã đăng ký thành công.